Do vậy, để giải quyết được mối lo ngại trên, dự tính từ nay đến năm 2025 Việt Nam cần đầu tư khoảng 8,3 tỷ USD để cung cấp dịch vụ thoát nước cho khoảng 36 triệu người (tính theo dân số đô thị năm 2005).Tại buổi lễ “công bố báo cáo đánh giá về vệ sinh môi trường khu vực Đông Á-Thái Bình Dương và báo cáo đánh giá nước thải đô thị tại Việt Nam,” diễn ra ngày 20/1, ông Hưng khẳng định hệ thống xử lý nước thải tại Việt Nam hiện còn rất yếu kém.Trong khi đó, 90% hộ gia đình hiện vẫn xả nước thải vào bể tự hoại, và chỉ có 4% lượng phân bùn được xử lý. Ngoài ra, điều kiện vệ sinh ở hầu hết các thành phố còn yếu kém cũng đã tác động nghiêm trọng đến môi trường, sức khỏe cộng đồng và gây thiệt hại cho đất nước 1,3% GDP mỗi năm.Chính vì vậy, thời gian qua Chính phủ Việt Nam đã phải chi khoảng 500 triệu USD/năm vào công tác xây dựng hệ thống nước thải, cải thiện môi trường tại các đô thị trên cả nước.Tuy nhiên, "để đáp ứng quá trình đô thị hóa ngày càng nhanh thì đây vẫn là vấn đề nan giải, trong khi hệ thống xử lý nước thải ở nước ta đang phải đối mặt với những thách thức lớn như: Hầu hết nước thải được xả thẳng ra hệ thống thoát nước bề mặt, và chỉ có 10% lượng nước thải được xử lý," ông Hưng nhấn mạnh.Ở góc độ quốc tế, ông Charles Feintein, Giám đốc Ban năng lượng và nước của Ngân hàng Thế giới cũng khẳng định, hiện phần lớn người dân tại các đô thị lớn đang phải sống trong điều kiện vệ sinh không đảm bảo. Cùng với đó, mức thiệt hại kinh tế do vệ sinh kém tại Việt Nam đang dự tính khoảng 780 triệu USD mỗi năm.Từ mối lo ngại trên, Giám đốc Ban năng lượng và nước của Ngân hàng Thế giới cho rằng Việt Nam cần chi một khoản tiền lớn cho công tác xử lý nước thải đô thị, nhằm phát triển các thành phố lành mạnh, sạch sẽ và thịnh vượng lâu dài.Theo đó, khoản kinh phí dự kiến 8,3 tỷ đồng để cải thiện nguồn nước đô thị sẽ tập trung vào việc phát triển các chính sách tập trung về nâng cao nhận thức con người; thúc đẩy giải pháp kỹ thuật hiệu quả về kinh tế; phát triển tổ chức thể chế bền vững đảm bảo chất lượng dịch vụ../. |