Thứ 3, 8/1/2008 9: 21: 15 A.M

Liên hệ:
Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn thu hẹp vùng sử dụng nước ngầm
Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn thu hẹp vùng sử dụng nước ngầm
 

- Theo Đề án phát triển hệ thống cấp nước TPHCM giai đoạn 2014-2015, Sawaco sẽ thu hẹp khu vực sử dụng nước ngầm (nước hợp vệ sinh) bằng nguồn nước sạch.

  
Gắn đồng hồ nước tại phường Tam Phú Quận Thủ Đức.

Trong đó, chỉ riêng năm 2013, Sawaco đã ngưng hoạt động Trạm giếng nước ngầm Gò Vấp, công suất 10.000m³/ngày và Trạm giếng Bà Huyện Thanh Quan quận 3, công suất 1.200m³/ngày, chỉ vận hành bảo trì làm nguồn nước dự phòng cho thành phố.

Trong năm 2014, Tổng Công ty (Trung tâm Nước sinh hoạt và Vệ sinh môi trường nông thôn) đầu tư xây dựng mới 6 trạm cấp nước và nâng cấp mở rộng 7 trạm cấp nước với công suất khai thác 13.800m³/ngày tại quận Bình Tân và các huyện Bình Chánh, Hóc Môn, Củ Chi theo Chương trình nước sinh hoạt nông thôn giai đoạn 2013-2015 đã được Ủy ban Nhân dân thành phố phê duyệt.

Cùng với đó, Sawaco cung cấp nước sạch 100% hộ dân tại 12 quận nội thành cũ và quận 7, quận Tân Phú, thị trấn Tân Túc huyện Bình Chánh, thị trấn Cần Thạnh huyện Cần Giờ và cấp nước sạch thay thế cho hơn 60% hộ dân nông thôn đang sử dụng nước hợp vệ sinh.

Tổng Công ty đưa Nhà máy Nước ngầm Bình Hưng công suất 15.000m³/ngày và trạm giếng Phạm Thế Hiển công suất 800m³/ngày làm nguồn nước dự phòng. Ngưng hoạt động các trạm cấp nước của Trung tâm nước trên địa bàn quận 8 (7 trạm), quận Tân Phú (1 trạm).

Sở Tài nguyên Môi trường tiến hành thu hồi giấy phép khai thác nước ngầm các khu công nghiệp, khu chế xuất và phối hợp chính quyền địa phương trám lấp các giếng khoan gia đình thuộc các khu vực đã cung cấp 100% nước sạch nêu trên.

Năm 2015, Tổng Công ty (Trung tâm Nước sinh hoạt và Vệ sinh môi trường nông thôn) tiếp tục đầu tư xây dựng mới 11 trạm cấp nước và nâng cấp mở rộng 7 trạm cấp nước với công suất khai thác 21.700m³/ngày tại các  huyện Bình Chánh, Hóc Môn, Củ Chi. Tổng Công ty cung cấp nước sạch 100% tại 19 quận nội thành và thị trấn Nhà Bè, Cần Thạnh, Tân Túc, Hóc Môn và cấp nước sạch thay thế cho hơn 98% hộ dân nông thôn đang sử dụng nước hợp vệ sinh.

Tổng Công ty ngưng hoạt động Trạm nước ngầm Bình Trị Đông công suất 8.000m³/ngày, ngưng mua sỉ các nguồn nước ngầm tư nhân (từ chương trình xã hội hóa năm 2008) công suất 2.000m³/ngày và đưa vào dự phòng 2 trạm cấp nước Bình Trưng và Cát Lái quận 2, công suất 900m³/ngày.

Sở Tài nguyên Môi trường thu hồi giấy phép khai thác nước ngầm toàn bộ các khu công nghiệp, khu chế xuất và phối hợp chính quyền địa phương trám lấp các giếng khoan gia đình thuộc khu vực đô thị.

Từ năm 2012, Tổng Công ty tạm ngưng khai thác giếng Gò Vấp, công suất 10.000m³/ngày do đủ công suất cấp nước theo nhu cầu của khách hàng tại khu vực phường 10 Gò Vấp và chỉ vận hành bảo trì để làm nguồn dự trữ cho thành phố.

Trong giai đoạn 2013-2015, Tổng Công ty triển khai công tác nghiên cứu khả năng và quy mô khai thác nguồn nước từ hồ Trị An, hồ Dầu Tiếng và hồ Phước Hòa thay thế cho nguồn nước sông Đồng Nai và sông Sài Gòn (trong trường hợp sông Đồng Nai và sông Sài Gòn bị ô nhiễm và nhiễm mặn) để cung cấp nước cho thành phố Hồ Chí Minh; công tác nghiên cứu được sự hỗ trợ của tổ chức JICA (Nhật Bản) từ tháng 7-2012.

Ngoài ra, một số nhà đầu tư trong nước đang có kiến nghị được cùng Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn thành lập doanh nghiệp thực hiện dự án “Khai thác tổng hợp nguồn nước hồ Dầu Tiếng – Phước Hòa”, hiện đang chờ ý kiến chỉ đạo của Ủy ban Nhân dân thành phố.

Theo Phó Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Hữu Tín, TPHCM còn khoảng 200.000 hộ dân sử dụng nước hợp vệ sinh chưa được khuyến cáo về chất lượng nguồn nước này. Sắp tới đây, TPHCM chỉ đạo Sở Y tế phối hợp địa phương và các sở ngành chức năng tiến hành kiểm tra chất lượng nước hợp vệ sinh trên toàn địa bàn TPHCM để khuyến cáo người dân nơi nào sử dụng được, khu vực nào không. Đối với những nơi nước hợp vệ sinh không đảm bảo chất lượng, ngành cấp nước TPHCM sẽ có giải pháp cấp nước cho người dân.


 Đinh Gia Anh (sawaco) 


Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn thu hẹp vùng sử dụng nước ngầm  (09/07)
Hà Nội: Nước sinh hoạt khu vực Mỹ Đình nhiễm asen, vi sinh vật  (09/07)
Thành phố Hồ CHí Minh: Giải bài toán “khát” nước sinh hoạt (24/06/2014)  (03/07)
Vỡ ống nước Vinaconex: Quy trách nhiệm người đứng đầu  (03/07)
Singapore chưa bao giờ tuyên bố "phát triển trước, làm sạch nước sau"  (25/06)
Kênh Tham Lương bao giờ hồi sinh?  (19/06)
Đường ống dẫn nước sông Đà lại vỡ "không rõ nguyên nhân"  (19/06)
Nước sạch, hợp vệ sinh: Chớ nên xem nhẹ!  (19/06)
Hội thảo: Cấp thoát nước tại các đô thị ở Việt Nam  (12/06)
Hoài Đức (Hà Nội): Đầu tư 10 tỷ đồng xây dựng trạm xử lý nước thải Lại Yên  (12/06)
   
 
   Online :  12
   Total Online :  1394128