Thứ 3, 8/1/2008 9: 21: 15 A.M

Liên hệ:
Hà Nội điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô đến năm 2030
Hà Nội điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô đến năm 2030
UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành quyết định về việc phê duyệt điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 (phần quy hoạch sử dụng đất tại khu vực dự án Khu đô thị Gia Lâm, huyện Gia Lâm và định hướng hạ tầng kỹ thuật tại khu vực Khu đô thị Yên Viên – Long Biên – Gia Lâm (C3, C4)
.
  
 

Ảnh minh họa

Theo quyết định, khu đất nghiên cứu điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chung thuộc địa giới hành chính thị trấn Trâu Quỳ và các xã Dương Xá, Kiêu Kỵ, Đa Tốn (huyện Gia Lâm).

Đây là khu đất được xác định với các chức năng: đất công cộng, hỗn hợp (dịch vụ, thương mại, văn phòng, ở); đất đơn vị ở mới; đất dự án trong vành đai xanh; đất cây xanh, công viên, vui chơi giải trí; mặt nước; đất quân đội, an ninh quốc phòng; đường giao thông; quy mô dân số khoảng 25.257 người (đã được phân bổ tại ô quy hoạch ký hiệu B.3 thuộc Quy hoạch phan khu đô thị N11, tỷ lệ 1/2000).

Nay, thành phố thống nhất điều chỉnh theo hướng giữ nguyên các chức năng theo Quy hoạch chung Thủ đô nhưng bổ sung chức năng đất cơ sở giáo dục đào tạo (Đại học, cao đẳng dạy nghề) phù hợp với chủ trương của Chính phủ tại Công văn số 4394VPCP-KGVX ngày 28/4/2017.

Bên cạnh đó, thành phố cũng bổ sung chức năng đầu mối hạ tầng kỹ thuật để đảm bảo khả năng đáp ứng về khớp nối đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật của dự án và khu vực.

Quy mô dân số sau điều chỉnh quy hoạch khoảng 89.500 người, tăng khoảng 64.243 người so với trước đó. Với mức tăng này, tổng quy mô dân số chuỗi đô thị phía Bắc sông Hồng đến năm 2050 sẽ đạt 2,034 triệu người (quy mô dân số được xác định trước đó à 1,97 triệu người).

Theo quy hoạch điều chỉnh, đất công cộng, hỗn hợp được điều chỉnh tăng 14,39ha (lên 34,24ha, chiếm 8% tổng diện tích khu đất); đất cây xanh, công viên vui chơi giải trí, mặt nước điều chỉnh giảm 41,92ha (còn 111,08ha, chiếm 26,21%); đất cơ sở giáo dục đào tạo điều chỉnh thêm vào 22,7ha.

Đất đơn vị ở mới được điều chỉnh tăng 25,32ha (lên 122,2ha, chiếm 28,83%); đất dự án trong vành đai xanh điều chỉnh giảm 35,72ha (còn 63,15ha, chiếm 14,89%); đất làng xóm đô thị hóa điều chỉnh tăng 3,16ha (lên 8,13ha, chiếm 1,92%); đất an ninh quốc phòng điều chỉnh tăng 0,92ha (lên 4,22ha, chiếm 1%); đầu mối hạ tầng kỹ thuật điều chỉnh tăng 4,18ha (chiếm 0,99%); đường giao thông điều chỉnh tăng 7,97ha (lên 53,93%, chiếm 12,72%).

Như vậy, tựu trung, quy hoạch điều chỉnh đã làm gia tăng diện tích đất công cộng, dịch vụ, đất ở, đất an ninh quốc phòng, đường giao thông và đầu mối kỹ thuật; giảm diện tích đất công viên và đất dự án trong vành đai xanh.

Cùng với việc điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất như trên, UBND thành phố Hà Nội cũng điều chỉnh định hướng phát triển không gian tại khu đất. Cụ thể, đối với khu vực phát triển đô thị sẽ xây dựng các công trình cao tầng hiện đại (cao từ 20 – 36 tầng, có bố trí công trình điểm nhấn cao 45 tầng) kết hợp hài hòa với khu vực nhà ở thấp tầng, đồng bộ về hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật, khớp nối với khu vực lân cận. Đối với khu vực dự án trong hành lang xanh, xây dựng công trình thấp, mật độ thấp.

Dọc theo tuyến đường Đông Dư – Dương Xá có xây dựng tuyến đường sắt đô thị số 8. Tại đoạn tuyến qua khu đất dự án có bố trí 1 nhà ga trên tuyến. Do đó trong khu vực dự án Khu đô thị Gia Lâm sẽ tổ chức quy hoạch sử dụng đất theo nguyên lý phát triển TOD: trong phạm vi 400 – 500m xung quanh quanh nhà ga, tổ chức quy hoạch các công trình dịch vụ thương mại, công cộng cấp thành phố, văn phòng cao tầng và các khu ở cao tầng nhằm phát huy đối đa năng lực vận chuyển của tuyến đường sắt đô thị.

Ngoài ra, tại quyết định điều chỉnh, UBND thành phố cũng điều chỉnh một số nội dung về quy hoạch cấp thoát nước và cấp điện…


Hà Nội điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô đến năm 2030  (28/02)
Tách dầu mỡ thải trước khi xả ra sông, hồ: Việc cấp bách  (19/01)
Trạm xử lý nước thải… “đầu độc” người dân  (19/01)
Bình Dương: Thành lập đội kiểm tra liên ngành các doanh nghiệp có nghi vấn xả nước thải gây ô nhiễm kênh Ba Bò  (19/10)
Hà Nội sẽ có 17 khu xử lý chất thải rắn vào năm 2030  (19/10)
Khánh Hòa: Đầu tư hơn 665 tỷ đồng cho nước sạch nông thôn giai đoạn 2017 - 2025  (19/10)
Bàn cách xử lý ô nhiễm kênh Ba Bò  (19/10)
TP.HCM: Tăng cường bảo vệ nguồn nước  (19/10)
Nước là yếu tố cốt lõi trong phát triển ĐBSCL  (05/10)
Hà Nội cần ưu tiên xử lý ô nhiễm các lưu vực sông  (05/10)
   
 
   Online :  13
   Total Online :  1393865