Tuy mức miễn và thời gian miễn thuế chưa được nhiều như phương án trình của Chính phủ nhưng quyết định của Quốc hội đã thể hiện sự cố gắng rất lớn của Đảng, Nhà nước và nhân dân trong bối cảnh kinh tế khó khăn, nguồn thu giảm sút lớn, ngân sách rất căng thẳng nhưng không thể cắt giảm các chương trình chi tiêu. Hiện nay, khi Bộ Tài chính đang khẩn trương soạn thảo trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các giải pháp triển khai Nghị quyết của Quốc hội thì trong xã hội đang nổi lên các ý kiến tranh luận về quyết sách của Quốc hội cũng như các nội dung cần hướng dẫn. Nhằm giúp bạn đọc có cách nhìn toàn diện về vấn đề này, xin được trao đổi thêm một số nội dung liên quan.
Thực hiện Luật Thuế TNCN, cả người làm công và hộ kinh doanh đều có lợi.
Ngay từ khi dự án Luật Thuế TNCN được trình lên Quốc hội xem xét thông qua cách đây 2 năm, cả người làm công và các hộ kinh doanh đều nhận được “món quà quý”. Cụ thể là trước đây, với mức thu nhập chỉ 1 triệu đồng/tháng, một cá nhân kinh doanh đã phải đóng thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) 280 ngàn đồng/tháng, nay chuyển sang áp dụng Luật Thuế TNCN thì người này không phải nộp thuế thu nhập. Tương tự, nếu tiếp tục nộp thuế TNDN như trước thì với mức thu nhập bình quân/tháng là 2 triệu đồng, 7 triệu đồng, và 10 triệu đồng, cá nhân kinh doanh phải đóng thuế TNDN bình quân 1 tháng tương ứng là: 280 ngàn, 1.960 ngàn, và 2.800 ngàn đồng. Trong khi đó, chuyển sang thực hiện Luật Thuế TNCN thì 01 cá nhân nếu có gia cảnh phải nuôi dưỡng 01 người phụ thuộc, với mức thu nhập bình quân cả năm 7 triệu đồng/tháng chỉ phải nộp 70 ngàn đồng; với mức thu nhập bình quân 10 triệu đồng/tháng thì số thuế phải nộp là 220 ngàn đồng/tháng, giảm 92% so với mức thuế nếu phải nộp theo Luật Thuế TNDN trước đây.
Đối với người làm công ăn lương, trước đây thực hiện Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao, tuy đóng góp thuế có “nhẹ” hơn cá nhân kinh doanh nhưng nay theo Luật mới cũng được tiếp tục hưởng lợi đáng kể. Ví dụ, cùng một cá nhân nuôi 01 người phụ thuộc như trên, nếu có thu nhập 7 triệu đồng/tháng, trước đây đóng thuế thu nhập cao là 200 ngàn, nay được giảm xuống chỉ còn nộp 70 ngàn đồng; nếu có thu nhập 10 triệu đồng/tháng thì nay sẽ nộp 220 ngàn đồng, chỉ bằng 44% số thuế trước đây phải nộp.
Các số liệu so sánh trong bảng dưới đây cho thấy lợi ích của cá nhân kinh doanh và người làm công ăn lương khi chuyển sang thực hiện Luật Thuế TNCN.
Số thuế phải nộp của cá nhân có nuôi 01 người phụ thuộc
(Lợi ích khi chuyển sang thực hiện Luật thuế TNCN)
Đơn vị: Đồng VN |
Thu nhập bình quân 1 tháng
|
Thuế phải nộp theo PL cũ |
Thuế TNCN theo Luật mới (Từ 2009)
|
Thuế giảm đi do thực hiện Luật Thuế TNCN mới |
|
Cá nhân kinh doanh |
Người làm công ăn lương |
|
Cá nhân kinh doanh |
Người làm công ăn lương |
|
|
|
|
|
|
1 |
2 |
3 |
4 |
5 = 4 - 3 |
6 = 4 - 3 |
1000000 |
280000 |
0 |
0 |
-280000 |
- |
2000000 |
560000 |
0 |
0 |
-560000 |
- |
5000000 |
1400000 |
0 |
0 |
-1400000 |
- |
7000000 |
1960000 |
200000 |
70000 |
-1890000 |
-130000 |
10000000 |
2800000 |
500000 |
220000 |
-2580000 |
-280000 |
12000000 |
3360000 |
700000 |
390000 |
-2970000 |
-310000 |
15000000 |
4200000 |
1000000 |
690000 |
-3510000 |
-310000 |
18000000 |
5040000 |
1600000 |
1110000 |
-3930000 |
-490000 |
20000000 |
5600000 |
2000000 |
1410000 |
-4190000 |
-590000 |
25000000 |
7000000 |
3000000 |
2230000 |
-4770000 |
-770000 |
Trong bảng số liệu, cột số (2) thể hiện số thuế phải nộp theo Luật Thuế TNDN trước đây, tương ứng với các mức thu nhập nêu trong cột số (1), cột số (3) phản ánh số thuế phải nộp theo Pháp lệnh thuế nhu nhập cao. Số liệu trong cột số 4 là mức thuế phải nộp theo Luật Thuế TNCN mới của 01 cá nhân có gia cảnh phải nuôi dưỡng 01 người phụ thuộc tương ứng với các mức thu nhập nêu trong cột số (1). Số liệu trong cột số (4) và (5) thể hiện số âm (-) thể hiện lợi ích khi chuyển sang áp dụng Luật Thuế TNCN: chính là số tiền thuế mỗi tháng nộp ít hơn so với mức thuế theo quy định trước đây.
Miễn thuế TNCN: Bài toán về mối quan hệ giữa doanh nghiệp và cá nhân, giữa các nguồn thu nhập.
Trong bối cảnh nền kinh tế gặp khó khăn do tác động tiêu cực của khủng hoảng kinh tế thế giới, căn cứ vào Nghị quyết số 21/2008/NQ-QH12 ngày 08/11/2008 của Quốc hội về dự toán NSNN năm 2009, Chính phủ đã ban hành một loạt giải pháp về giảm, giãn các loại thuế, nhằm góp phần tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, ngăn chặn đà suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội. Theo đó, giảm 30% số thuế TNDN của quý 4/2008 và cả năm 2009 đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNN&V), giãn thuế TNDN trong thời gian 9 tháng đối với DNN&V và các DN trong một số lĩnh vực hoạt động đang gặp khó khăn; Giảm 50% mức thuế GTGT đối với 24 nhóm hàng hóa, dịch vụ; Đẩy nhanh thời gian làm thủ tục hoàn thuế, thực hiện hoàn ngay 90% số thuế đầu vào đối với các hợp đồng xuất khẩu chưa có chứng từ thanh toán tiền hàng; Giãn thời gian nộp thuế GTGT nhập khẩu đối với thiết bị, máy móc thuộc loại trong nước chưa sản xuất được dùng làm tài sản cố định của DN. Theo đánh giá của nhiều chuyên gia kinh tế thì giải pháp giảm, giãn thuế GTGT có tác động trực tiếp nhất, sớm nhất và dễ nhận thấy nhất trong số các pháp về thuế, bởi tính nhạy cảm với tâm lý người tiêu dùng và gắn liền với thị trường. Tuy nhiên, giải pháp này cũng có hạn chế là rất khó kiểm soát vì giao dịch trên thị trường tuân thủ quy luật cung/cầu; rất khó có thể biết được là ưu đãi thuế liệu có đến được với người tiêu dùng hay không? Thực tế đã cho thấy, có không ít mặt hàng được giảm thuế nhưng người bán vẫn giữ nguyên mức giá cũ, thậm chí giá còn tăng cao hơn.
Trong khi đó, giải pháp xử lý giảm, giãn về thuế thu nhập mặc dù có diện đối tượng thụ hưởng không rộng lớn như thuế gián thu nhưng lại có tác động “kép” bởi nó khuyến khích người ta phải cố gắng phấn đấu có thu nhập đến một mức nào đó thì mới được thụ hưởng chính sách. Vấn đề đặt ra là, xử lý thế nào để có thể đạt được mục tiêu kích thích nỗ lực lao động, khuyến khích tăng trưởng mà vẫn đạt được yêu cầu công bằng, bình đẳng giữa thu nhập của cá nhân với thu nhập của DN hoặc giữa các loại thu nhập theo nguồn gốc phát sinh.
Tại kỳ họp vừa qua, Quốc hội đã quyết định miễn toàn bộ số thuế TNCN từ tháng 1/2009 đến hết tháng 6/2009 đã xử lý giãn cho các đối tượng (bao gồm cá nhân cư trú có thu nhập từ kinh doanh, thu nhập từ tiền lương, tiền công; tất cả cá nhân có thu nhập từ đầu tư vốn, chuyển nhượng vốn, chứng khóa, thu nhập từ bản quyền, thu nhập từ nhượng quyền thương mại). Từ ngày 01/7/2009 đến hết năm 2009 tiếp tục miễn số thuế TNCN đối với thu nhập từ đầu tư vốn, thu nhập từ chuyển nhượng vốn, thu nhập từ bản quyền, nhượng quyền thương mại.
Đối với cá nhân có thu nhập từ kinh doanh và người làm công ăn lương, việc xử lý miễn toàn bộ số thuế đã giãn trong 6 tháng đầu năm 2009 đồng nghĩa với việc được giảm 50% số thuế của cả năm. Việc đề xuất 6 tháng cuối năm 2009 được giảm thuế đồng loạt đến mức 200 ngàn đồng/tháng đã không được chấp thuận vì phải bảo đảm yêu cầu công bằng, bình đẳng. Như đã phân tích trên, các cá nhân kinh doanh và người làm công ăn lương đã được giảm nghĩa vụ đóng góp trong dài hạn khi chuyển sang nộp thuế TNCN. Đây lại là các cá nhân có thu nhập cao hơn và ít khó khăn hơn so với đại bộ phận nhân dân. Hơn nữa, xét trong mối quan hệ với thuế TNDN thì mức giảm thuế cá nhân đã bảo đảm ưu đãi nhiều hơn mức dành cho DNN&V.
Đối với các cá nhân có thu nhập từ đầu tư vốn, thu nhập từ chuyển nhượng vốn (bao gồm cả chứng khoán), quyết định của Quốc hội về miễn, giảm thuế cũng đã được cân nhắc rất kỹ lưỡng trên nhiều phương diện. Diễn biến của thị trường vốn, thị trường chứng khóan trong thời gian qua cho thấy các nhà đầu tư nhìn chung bị lỗ. Mặc dù những tín hiệu gần đây và dự báo thị trường trong thời gian tới tuy có khá hơn, nhưng không ít nhà đầu tư chưa thể thu hồi được số lỗ do suy giảm của năm 2008 và năm 2009. Với nguyên tắc thận trọng, bám sát diễn biến của thị trường, việc miễn thuế thu nhập từ đầu tư vốn đến hết năm nhằm tạo tâm lý phấn khởi và niềm tin cho nhà đầu tư, góp phần thúc đẩy hoạt động đầu tư và chuyển nhượng chứng khoán. Qua đó, tạo điều kiện để các DN đẩy mạnh huy động vốn, góp phần thúc đẩy cổ phần hóa DNNN, tạo hàng hóa có chất lượng cao cho thị trường chứng khoán. Ngoài ra, trong xu thế DN đang đẩy mạnh đầu tư cho nghiên cứu và phát triển (R&D), việc miễn thuế đối với hai khoản thu nhập từ bản quyền, nhượng quyền thương mại sẽ góp phần thúc đẩy việc chuyển giao, ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và quyền thương mại vào sản xuất, kinh doanh, để giảm chi phí, qua đó góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Các nội dung cần hướng dẫn về xử lý miễn, giảm thuế TNCN
Triển khai thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về miễn, giảm thuế TNCN đã đặt ra một số vần đề cần thống nhất về quan điểm để có sự hướng dẫn thực hiện, cụ thể như sau:
Thứ nhất, việc miễn thuế có xét đến nguồn thu nhập hay không? Theo quy định của Thông tư số 84/2008/TT-BTC ngày 30/9/2009 hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế TNCN thì thu nhập tính thuế là thu nhập chịu thuế mà cá nhân nhận được trong mỗi kỳ tính thuế. Tuy nhiên, Luật Thuế TNCN bên cạnh việc kế thừa có chọn lọc nhiều quy định pháp luật thuế trước đây, còn có các quy định mới về nghĩa vụ thuế đối với một số loại thu nhập. Do đó, những khoản thu nhập mà trước đây pháp luật thuế chưa điều chỉnh thì nhất thiết phải xem xét đến đặc điểm nguồn gốc hình thành để xử lý cho thỏa đáng, bảo đảm sự thống nhất của hệ thống pháp luật.
Đối với thu nhập từ đầu tư, chuyển nhượng vốn, là những loại thu nhập mà cá nhân không thể có ngay mà phải mất cả quá trình đầu tư trước đó; chưa hoặc cũng là thu nhập nhận được năm nay nhưng thực chất là thu nhập của những năm trước (cổ tức của các năm trước nhưng mới trả cá nhân trong năm nay), do đó, việc xử lý thuế đối với một số khoản thu nhập có nguồn gốc phát sinh trước năm 2009 đã được Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế hướng dẫn theo nguyên tắc tạo thuận lợi cho người nộp thuế, bảo đảm tính hợp lý và phù hợp với thực tiễn, theo đó, thu nhập lãi tiền vay, cổ tức nhận được trong năm 2009 nhưng có nguồn gốc từ năm 2008 trở về trước không phải chịu thuế TNCN năm 2009. Việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất trước 01/01/2009 đã nộp hồ sơ nhưng chưa xử lý xong nghĩa vụ thuế chuyển quyền sử dụng đất thì được chuyển sang nộp thuế TNCN với mức thuế thấp hơn,... Tuy nhiên, để bảo đảm tính pháp lý, đúng thẩm quyền, tạo thuận lợi cho cả cá nhân và cơ quan thuế, những nội dung này cần thiết phải được thể hiện trong thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính, trong đó, cần hướng dẫn rõ việc miễn thuế TNCN đối với thu nhập từ các khoản lãi tiền cho vay trong năm 2009 nhưng nhận vào năm sau; thu nhập từ cổ tức năm 2009 được chia nhưng đang được giữ lại, được dùng tăng vốn hoặc sẽ nhận vào các năm sau.
Thứ hai, tính thuế theo thu nhập bình quân tháng hay thu nhập thực nhận? Quy định về cách tính thuế đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công được kế thừa quy định của Pháp lệnh thuế thu nhập cao, nghĩa là thu nhập tính thuế là thu nhập cá nhân thực nhận trong kỳ tính thuế. Do đó, tiền lương, tiền công của năm 2008 nhưng cá nhân nhận được trong năm 2009 sẽ được áp dụng các quy định của Luật Thuế TNCN (tính giảm trừ gia cảnh và tiền thuế nộp thấp hơn theo biểu thuế mới). Đương nhiên, thu nhập này cũng được giãn nộp thuế và nay được miễn thuế theo Nghị quyết của Quốc hội. Có nhiều ý kiến lo ngại về việc tính số thuế được miễn năm 2009 đối với trường hợp thu nhập của cá nhân phát sinh trong năm nay vì với nguyên tắc thu nhập tính thuế bình quân tháng trong năm quy định tại Thông tư số 84/2008, rất có thể phát sinh việc tránh thuế nếu thu nhập cả năm được trả trước trong 6 tháng đầu năm. Ngược lại, ở những đơn vị khó khăn, chưa thể trả lương đúng hạn, thu nhập của tháng 5, tháng 6 nhưng vài tháng sau đó mới được nhận, nếu tính thuế thì sẽ thiệt thòi, nhưng nếu không tính thì không phù hợp với Thông tư 84/2008. Trên nguyên tắc có lợi nhất cho cá nhân nộp thuế và phù hợp với thực tế, xin đề xuất việc hướng dẫn theo hướng toàn bộ thu nhập tiền lương, tiền công và có tính chất tiền lương tiền công mà cá nhân nhận được trong 6 tháng đầu năm thì thực hiện miễn thuế, không phải tính lại theo mức bình quân cả năm. Trong trường hợp này cần đặt niềm tin vào người sử dụng lao động bởi lẽ, không dại gì mà DN trả lương, trả thưởng trước khi người lao động có cống hiến. Trả trước thu nhập khi cá nhân chưa thực hiện nghĩa vụ lao động đồng nghĩa với việc tự đón nhận khả năng rủi ro về pháp luật cũng như khả năng cá nhân chuyển nơi làm việc.
Đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công của cá nhân phát sinh 6 tháng đầu năm nhưng DN, người sử dụng lao động thực chi trả vào 6 tháng cuối năm thì cho phép được tính chuyển về 6 tháng đầu năm và được miễn thuế. Thực tế những năm qua và qua các cuộc tham vấn ý kiến DN cho thấy, đại bộ phận DN năm 2009 đều không có khả năng trả lương, thưởng hết ngay trong tháng phát sinh.
Thứ ba, việc tiếp tục triển khai thực hiện Luật Thuế TNCN như thế nào? Những vấn đề cần tích cực triển khai là: ban hành văn bản hướng dẫn xử lý miễn thuế theo Nghị quyết của Quốc hội và quyết toán thuế năm 2009; đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, tập huấn cho cả cán bộ thuế và DN; tiếp tục cấp mã số thuế cho cơ quan chi trả thu nhập và mã số thuế cá nhân; hướng dẫn hồ sơ chứng minh giảm trừ gia cảnh,… Đối với việc cấp mã số thuế, trong điều kiện nguồn lực, trang thiết bị còn nhiều hạn chế, đòi hỏi cơ quan thuế các cấp cần có giải pháp đẩy nhanh tiến độ, khẩn trương rà soát, đảm bảo chậm nhất là hết tháng 9/2009 sẽ hoàn tất việc cấp mã số thuế cho các cơ quan chi trả thu nhập, trên cơ sở đó triển khai việc khấu trừ thuế tại các cơ quan này. Đối với hồ sơ chứng minh giảm trừ gia cảnh, cần thông báo giãn thời hạn cuối cùng đến hết năm, vì nhiều cá nhân trước đây chưa quan tâm ngay đến việc làm thủ tục xác nhận, chưa kể đến việc hướng dẫn mẫu giấy tờ xác nhận cũng mới được bổ sung. Việc khai giảm trừ gia cảnh phục vụ ngay cho việc khấu trừ thuế tại cơ quan trả thu nhập và chỉ yêu cầu cá nhân phải xuất trình giấy tờ chứng minh trước khi tổng hợp số thuế phải nộp của các cá nhân trong đơn vị. Ngoài ra, việc quyết toán thuế đối với cá nhân tuy đã được hướng dẫn cụ thể trong Thông tư số 84/2008 nhưng cũng cần thiết được nhắc lại, đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền để người dân hiểu rõ hơn, từ đó giảm bớt áp lực đối với cơ quan thuế./.
Tạp chí thuế |