Thứ 3, 8/1/2008 9: 21: 15 A.M

Liên hệ:
Bức tranh ảm đạm của các thành phố ven biển Đông Nam Á vì Biến đổi khí hậu
Bức tranh ảm đạm của các thành phố ven biển Đông Nam Á vì Biến đổi khí hậu
Biến đổi khí hậu dự kiến sẽ tác động mạnh đến các thành phố lớn. Jakarta, Bangkok và TP.HCM có thể là nơi đầu tiên bị ngập lụt.
 

Nguồn ảnh: weforum
 
Các rủi ro liên quan đến biến đổi khí hậu đang gia tăng

Tổng thống Indonesia Joko Widodo đã công bố kế hoạch chuyển thủ đô từ Jakarta đến Đông Kalimantan. Việc Indonesia quyết định dời đô vì kẹt xe và ngập lụt nhắc nhở một thực tế rằng có hàng ngàn đô thị khác trên thế giới đang hoặc sắp chịu chung số phận trong tương lai gần. Jakarta là một trong những thành phố đang bị chìm dưới mực nước biển với tốc độ nhanh nhất thế giới. Nhưng đây không phải thành phố chìm duy nhất ở Đông Nam Á.

Thái Lan có thể là quốc gia tiếp theo ở Đông Nam Á di dời thủ đô của mình sau khi Thủ tướng Prayut Chan-o-cha chia sẻ rằng chính phủ của ông sẽ cân nhắc về vấn đề này. 

Các rủi ro liên quan đến biến đổi khí hậu đang gia tăng, theo Ủy ban quốc tế về biến đổi khí hậu (IPCC): Từ nay đến 2100, mực nước biển được dự đoán sẽ tăng từ 0,6m trở lên, nguyên nhân chủ yếu do sụt lún đất và nhiệt độ mặt nước biển tăng 3°C. Bão nhiệt đới sẽ dữ dội hơn, sóng cực mạnh và bão dâng lớn hơn. Vào năm 2070, số người có nguy cơ lũ lụt ở các thành phố ven biển trên thế giới dự kiến ​​sẽ tăng từ 40 triệu hiện tại lên 150 triệu đáng kinh ngạc. Và châu Á là châu lục bị ảnh hưởng nhiều nhất.

Theo một nghiên cứu của Trung tâm Phát triển Nghiên cứu Quốc tế (IRDC), vào năm 2070, Jakarta, Manila, TP.HCM và Bangkok sẽ nằm trong số 11 siêu đô thị hàng đầu Đông Nam Á dễ bị tổn thương nhất trước tác động của biến đổi khí hậu.

Những thành phố lớn ở Đông Nam Á liên tục bị ngập lụt

Philippines đang phải đối mặt với nguy cơ bị biến mất hoàn toàn trong vòng 80 năm nữa, do nước biển dâng kết hợp với nền đất bị sụt lún. Manila thủ đô của Philippines là một trong những thành phố dễ bị bão nhất. Bên cạnh đó, hiện tại, các thị trấn ven biển và đảo nhỏ như Pariahan ở miền bắc Philippines chìm dần khiến nước lợ từ vịnh Manila đổ vào đất liền, tạo ra mối đe dọa lớn hơn việc nước biển dâng cao do biến đổi khí hậu. 

Bangkok cũng chính là một trong những thành phố lớn ở Đông Nam Á đang bị đe dọa nghiêm trọng bởi tình trạng nước biển dâng và mưa lũ thất thường dưới tác động của biến đổi khí hậu. Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới, 40% diện tích Bangkok có thể bị ngập trong vòng 12 năm tới. Điều này càng đáng lo ngại khi thủ đô của Thái Lan được xây dựng trên vùng đầm lầy với cao độ chỉ khoảng 1,5 m so với mực nước biển. Ông Tara Buakamsri, Giám đốc Tổ chức Greenpeace Thái Lan, cảnh báo Bangkok đang lún trung bình 2 cm mỗi năm, dẫn đến nguy cơ ngập lụt trên diện rộng vì “phần lớn thành phố đã nằm dưới mực nước biển”. Trong khi đó, mực nước biển tại vịnh Thái Lan dâng thêm khoảng 4 mm mỗi năm. 

Trong khi đó, TP.HCM, các tỉnh, thành khu vực Nam Bộ đang chịu tác động nặng của biến đổi khí hậu. Mới đây nhất, theo Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ, đỉnh triều thực đo tại trạm Phú An, TP.HCM chiều 30/9 lên tới 1,77m, vượt mọi kỷ lục ghi nhận trước đây.  Theo các chuyên gia, ngoài nguyên nhân do khai thác nước ngầm, còn có sự gia tải trên nền đất yếu. Rất nhiều khu vực trước đây là đầm lầy, ao vườn nhưng hiện nay biến thành những tuyến đường lớn mà hàng loạt tòa nhà cao tầng xung quanh. Tại nhiều tỉnh miền Tây, tình trạng lún mặt đất, nước biển dâng ngày càng có những dấu hiệu rõ nét hơn.

Theo ông Gilles Erkens từ Deltares, chuyên viên viện nghiên cứu độc lập ở Hà Lan nói rằng thành phố đông dân nhất Việt Nam đã chìm xuống 50 cm trong vòng 25 năm qua. Phía nam thành phố đã ở dưới mực nước biển 160 cm trong lúc đó triều cao nhất đạt 172 cm.

Theo nhipcaudautu.vn

Bức tranh ảm đạm của các thành phố ven biển Đông Nam Á vì Biến đổi khí hậu  (04/10)
Tiên phong sử dụng công nghệ khoan ngầm kéo đường ống D900 vượt sông  (04/10)
Gần 400 nghìn người dân ở Long An khát nước sạch  (09/09)
Ô nhiễm nguồn nước ảnh hưởng tăng trưởng kinh tế toàn cầu  (09/09)
Gia Lai: Nhiều công trình cấp nước bị bỏ hoang  (09/09)
VIETWATER 2019: Đồng hành cùng sự phát triển bền vững của ngành nước Việt Nam  (26/08)
Hướng tới sự bền vững trong hoạt động cấp nước  (21/08)
Sawaco: Trao trụ nước uống tại vòi cho các xã vùng biên giới  (14/08)
Làm sạch sông Tô Lịch​​​​​​​: Phải chặn nguồn nước xả thải trực tiếp  (17/07)
Nhiều hộ gia đình ở Hậu Giang chưa được sử dụng nước sạch  (08/05)
   
 
   Online :  7
   Total Online :  1393736