Thứ 3, 8/1/2008 9: 21: 15 A.M

Liên hệ:
Hậu Giang: Chất lượng môi trường nước mặt vẫn diễn biến phức tạp
Hậu Giang: Chất lượng môi trường nước mặt vẫn diễn biến phức tạp
Qua kết quả phân tích của Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Hậu Giang cho thấy, chất lượng nước mặt trong năm 2018 trên địa bàn tỉnh đã có xu hướng gia tăng ô nhiễm so với các năm trước, chất lượng môi trường nước vẫn còn diễn biến phức tạp.
 
nu1
 
Chất lượng nguồn nước mặt ở các tuyến sông, kênh trên địa bàn tỉnh Hậu Giang đang có xu hướng gia tăng ô nhiễm.

Tại các vị trí quan trắc, chất lượng nước tất cả các điểm lấy mẫu nước mặt hầu hết đã có dấu hiệu ô nhiễm, nhưng ở mức độ khác nhau. Trong đó, phần lớn bị ô nhiễm hữu cơ, vi sinh do tác động từ nước thải, chất thải. Các sông, kênh, rạch chính trên địa bàn tỉnh như: kênh xáng Xà No, các sông Cái Côn, Lái Hiếu và sông Hậu đoạn chảy qua địa bàn huyện Châu Thành, một số tuyến kênh thuộc huyện Long Mỹ…, chất lượng nước đều đã bị ô nhiễm.

Kênh xáng Xà No có vai trò rất quan trọng trong việc cung cấp nước sinh hoạt hàng ngày cho hàng ngàn hộ dân, sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản… Tuy nhiên, kết quả quan trắc môi trường cho thấy, thông số DO (hàm lượng oxy trong nước) đều nhỏ hơn so với quy định và mức độ xuất hiện khá thường xuyên ở các đợt khảo sát, chỉ số oxy hòa tan thấp, phản ánh chất lượng nước mặt nơi đây đang ngày càng suy giảm.

Không chỉ kênh xáng Xà No, kênh xáng Nàng Mau, sông Cái Côn ngoài đáp ứng nhu cầu giao thông, cấp nước, tưới tiêu và phục vụ sinh hoạt, nơi đây cũng là nguồn tiếp nhận lượng nước thải từ các hoạt động sản xuất và nước thải sinh hoạt từ các khu dân cư, chợ. Đây là một trong những nguyên nhân làm cho chất lượng nước mặt trên tuyến kênh này càng suy giảm, các thông số dinh dưỡng, thông số ô nhiễm hữu cơ luôn vượt so với chuẩn quy định.
 
nu2
Việc người dân sử dụng nhiều loại thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất lúa là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước mặt

Nhằm tăng cường và nâng cao hiệu quả trong công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh, Sở TN&MT Hậu Giang thường xuyên phối hợp với các ngành chức năng tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các cơ sở sản xuất kinh doanh trong công tác bảo vệ môi trường. Đồng thời, đa dạng công tác tuyên truyền, phổ biến quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường để các doanh nghiệp và người dân biết và thực hiện.

Mặc dù vậy, do Hậu Giang là tỉnh đang trong quá trình phát triển công nghiệp nên các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh ngày càng nhiều. Trong khi đó, hệ thống xử lý nước thải ở một số khu - cụm công nghiệp dù được đầu tư xây dựng nhưng chưa đầy đủ; một số doanh nghiệp vẫn chưa ý thức về bảo vệ môi trường. Vì vậy, công tác bảo vệ môi trường ở địa phương còn gặp nhiều khó khăn.

Theo ông Lý Quốc Sử, Giám đốc Trung tâm Quan trắc TN&MT Hậu Giang, để bảo vệ môi trường nước mặt, cần đầu tư hoàn chỉnh hệ thống thu gom, xử lý nước thải tại các khu đô thị, khu - cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh để lượng nước thải phát sinh được thu gom và xử lý hiệu quả. Cạnh đó, cần tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân trong việc sản xuất đi đôi với bảo vệ môi trường.
Lê Hùng (baotainguyenmoitruong.vn)

Hậu Giang: Chất lượng môi trường nước mặt vẫn diễn biến phức tạp  (25/02)
Nhà máy nước sạch DNP - Bắc Giang: Điểm sáng một vùng quê  (26/11)
Bà Rịa - Vũng Tàu: Quyết tâm cải thiện môi trường ở các đầm chứa nước  (01/11)
Quảng Ngãi: Quy hoạch thu gom và xử lý nước thải cho các đô thị  (01/11)
Bảo vệ tài nguyên nước toàn cầu trong bối cảnh biến đổi khí hậu  (01/11)
TP.HCM phát động người dân không xả rác ra đường và kênh rạch  (22/10)
Hà Nội: Tiếp tục kêu gọi xã hội hóa trong lĩnh vực nước sạch  (22/10)
Hà Nội: Gỡ khó cho các dự án nước sạch  (26/09)
Đưa nước sạch về vùng khó  (26/09)
Thừa Thiên Huế: Quy hoạch cấp nước toàn tỉnh đến 2020, tầm nhìn 2030: Đảm bảo an toàn và ngon bền vững  (26/09)
   
 
   Online :  6
   Total Online :  1393746