Thứ 3, 8/1/2008 9: 21: 15 A.M

Liên hệ:
“Việt Nam cần có một cơ quan liên ngành để quản lý chất lượng nước”
“Việt Nam cần có một cơ quan liên ngành để quản lý chất lượng nước”
Đó là một trong những ý kiến được các đại biểu đưa ra tại Hội thảo Việt Nam - Australia về “Quản lý chất lượng nước” diễn ra tại Hà Nội vào ngày 26/22/2015. Hội thảo được tổ chức bên cạnh sự kiện Vietwater 2015 bởi Hội Cấp thoát nước Việt Nam (VWSA) phối hợp với Hội ngành nước Australia (AWA). Đây là sự kiện quan trọng và cũng là hội thảo đầu tiên trong khuôn khổ hợp tác giữa hai hội ngành nước của Việt Nam và Australia.
   ""
Các đại biểu tham dự Hội thảo

Tham dự hội thảo có ông Nguyễn Hồng Tiến - Cục trưởng Cục Hạ tầng kỹ thuật, Bộ Xây dựng; ông Cao Lại Quang - Nguyên Thứ trưởng Bộ xây dựng, Chủ tịch Hội Cấp thoát nước Việt Nam; ông Dương Chí Nam - Phó Cục trưởng Cục quản lý môi trường Y tế - Bộ Y tế; ông Hungh Borroman - Đại sứ Australia tại Việt Nam, bà Katherine Tapley - đại diện ngân hàng ANZ; ông Jonathan McKeown - Giám đốc điều hành Hội nước Australia cùng với sự tham gia của các diễn giả, các chuyên gia, đại diện các doanh nghiệp trong lĩnh vực cấp thoát nước đến từ Việt Nam và Australia.

 

""

Ông Cao Lại Quang - Chủ tịch Hội Cấp thoát nước Việt Nam

 

Tại hội thảo, vấn đề quản lý chất lượng nước đã được các diễn giả trình bày trong những nội dung cụ thể về Khung chính sách các quy định bảo đảm an toàn nước tại Việt Nam; Tình hình thực hiện cấp nước an toàn tại các công ty hội viên của Hội Cấp thoát nước Việt Nam; Tổng quan về cải cách ngành nước và quản lý rủi ro trong cấp nước tại Australia; Giới thiệu chương trình của ADB hỗ trợ cải thiện chất lượng nước và hiệu quả vận hành bảo dưỡng; Giới thiệu về hướng dẫn nước ăn uống và công cụ hỗ trợ thực hiện của Australia.

 

Theo ông Nguyễn Hồng Tiến - Cục trưởng Cục Hạ tầng - Bộ Xây Dựng cho biết hiện cả nước có gần 100 doanh nghiệp cấp nước tại các đô thị cùng trên 500 hệ thống cấp nước lớn nhỏ, tổng công suất thiết kế toàn ngành đạt 7,4 triệu m3/ngđ, tỷ lệ dân cư đô thị được cấp nước sạch qua hệ thống cấp nước tập trung đạt 81,5%. Cùng với những chính sách khuyến khích của nhà nước, những quy chuẩn kỹ thuật quốc gia,  ngành cấp thoát nước Việt Nam đang có nhiều chuyển biến và phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên ngành nước Việt Nam vẫn còn đang gặp nhiều hạn chế và khó khăn vướng mắc cần tháo gỡ. Trong đó có khó khăn về chất lượng nguồn nước thô và chất lượng nguồn nước sạch vì ô nhiễm, biến đổi khí hậu, công nghệ xử lý nước chưa hiệu quả, hệ thống truyền dẫn chưa tối ưu… 

""

 Ông Jonathan McKeown - Giám đốc điều hành Hội nước Australia

 

Các đại biểu đến từ Australia cho biết Australia có điều kiện tự nhiên khá khắc nghiệt, và có nhiều điểm tương đồng đối với Việt Nam. Rất nhiều thành phố của Úc sẽ bị thiếu nước trong tương lai do thay đổi khí hậu, hạn hán và ô nhiễm làm hạn chế nguồn tài nguyên nước. Tuy vậy Chính phủ Australia đã có những chính sách thiết thực trong cải cách ngành nước, đảm bảo số lượng và chất lượng phục vụ đầy đủ nhu cầu của người dân. 

 

Điển nổi bật trong lộ trình cải cách ngành nước và quản lý rủi ro trong cấp nước tại Australia chính là xây dựng được Ủy ban nước quốc gia là cơ quan đầu mối quản lý chung về hoạt động của ngành nước; Hướng dẫn về quản trị chất lượng nước quốc gia với Khung quản lý rủi ro bao gồm những bước rất cụ thể, chi tiết. Điều này cho phép ngành nước của Australia đa dạng hóa các nguồn cung cấp, an toàn, đáng tin cậy và hiệu quả.

 

Bên cạnh nguồn cung cấp nước đa dạng, ngành nước Australia rất chú trọng phát triển và áp dụng các tiến bộ của khoa học kỹ thuật trong khử mặn, tái chế, tái sử dụng nguồn nước cho các mục đích khác nhau. Và mỗi một mục đích sử dụng khác nhau đó lại có những quy định, quy chuẩn riêng.

 

Đó là những điểm tiến bộ trong quản lý chất lượng nước của Australia mà các đại biểu Việt Nam tham dự hội thảo đánh giá rất cao. Đa phần các đại biểu đều thống nhất quan điểm: Để quản lý tốt chất lượng nước, Việt Nam cần quản lý tốt chất lượng nước từ nước nguồn đến nước cấp và cần phải có một cơ quan liên ngành để triển khai các nghiên cứu, đánh giá và đưa ra được các quy chuẩn cũng như hướng dẫn thực hiện một cách đồng bộ trên toàn quốc.

""

Ông Trần Quang Hưng - Nguyên Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội Cấp thoát nước Việt Nam - một trong những diễn giả tại Hội thảo

 

""

Ông Nguyễn Trọng Dương, chuyên gia Hội Cấp thoát nước Việt Nam và ông Paul Smith, chuyên gia Hội ngành nước Australia tại hội thảo

 

Vì vậy giai đoạn tiếp theo trong hợp tác giữa hai hội nước của Australia và Việt Nam, các đại diện Việt Nam đề xuất sẽ tập trung vào các vấn đề trọng tâm như: Rà soát, đánh giá khung chính sách quản lý ngành nước Việt Nam, cải cách mô hình quản lý, tăng cường sự tham gia của khối tư nhân, nâng cao chất lượng dịch vụ, vai trò quản lý của nhà nước sau khi doanh ngiệp đã hoàn thành xong cổ phần hóa; Hỗ trợ thực hiện dự án thí điểm về PPP; Hỗ trợ đầu tư thí điểm về xử lý nước cấp với công nghệ phù hợp cho các đô thị ven biển và hải đảo thích ứng với BĐKH; Đào tạo nâng cao năng lực trong quản lý rủi ro cấp nước, cấp nước an toàn; Sử dụng công nghệ thông tin trong quản lý ngành nước từ phát hiện ô nhiễm ngay từ nguồn, phát hiện rò rỉ, thất thoát nước…

 

""

Các đại biểu tiến hành thảo luận

 

Kết luận Hội thảo, ông Cao Lại Quang - Chủ tịch Hội Cấp thoát nước Việt Nam nhấn mạnh: Quản lý chất lượng nước của Việt Nam hiện nay chưa đồng bộ cả về thể chế chính sách cả về nhũng quy định chung về chất lượng nước. Ngành nước Việt Nam những năm gần đây tuy đạt được nhiều kết quả song vẫn còn những hạn chế cần khắc phục. Vì vậy Hội Cấp thoát nước Việt Nam rất mong muốn được tiếp tục hợp tác với Hội ngành nước Australia sâu hơn nữa để Việt Nam có thể học hỏi những kinh nghiệm của Australia nhằm phát triển ngành nước của Việt Nam một cách bền vững, ngày càng nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.

 

Hà Thắm


“Việt Nam cần có một cơ quan liên ngành để quản lý chất lượng nước”  (04/12)
Rà soát tình hình sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch tại các địa phương  (24/11)
TP HCM có thêm 300.000 m3 nước sạch mỗi ngày  (07/09)
Chuyên gia cấp thoát nước: ''Hà Nội không nhìn xa, chỉ trông chờ nước sông Đà''  (04/09)
Nhiều tuyến phố Hà Nội ngập sâu sau cơn mưa giải nhiệt  (27/08)
Hai người chết, thêm hàng tỷ đồng trôi theo lũ ở Điện Biên  (25/08)
Hơn 1.000 tỷ đồng xây kè chống ngập cửa ngõ phía Đông TP HCM  (25/08)
Phó giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội: 'Ống nước Sông Đà có thể vỡ tiếp'  (21/08)
Hàng nghìn người dân thủ đô hạn chế tắm giặt vì thiếu nước  (21/08)
Quảng Ninh: 85.000 hộ dân được cấp nước sạch trở lại  (10/08)
   
 
   Online :  17
   Total Online :  1394000